Xe ‘quốc dân’ Mazda CX-5 lại giảm giá, bản thấp nhất còn 749 triệu đồng
Công ty AI (trí tuệ nhân tạo) DeepSeek của Trung Quốc đang tạo dấu ấn lớn tại Mỹ lẫn toàn cầu nhờ mẫu mô hình DeepSeek-R1, được cho là có khả năng cạnh tranh với các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) nguồn mở như ChatGPT-4. DeepSeek-R1 có thể phản hồi với chi phí thấp và đòi hỏi ít năng lực tính toán hơn - lợi thế giúp chatbot nhanh chóng dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí phổ biến trên thiết bị di động, thay vị trí của ChatGPT.Tuy nhiên, sự phát triển thần tốc cùng những khả năng "phi thường" của DeepSeek đang đặt ra nhiều nghi vấn về quá trình phát triển và thực tế xây dựng mô hình này. Theo một báo cáo được công bố mới đây, công ty Trung Quốc đang bị tình nghi thực hiện các biện pháp lách lệnh cấm thương mại của Mỹ đang áp lên Bắc Kinh nhằm mua được những bộ vi xử lý AI tiên tiến của NVIDIA và đưa vào nội địa.Trang PhoneArena dẫn nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết DeepSeek đã mua chip NVIDIA thông qua đối tác trung gian có trụ sở đặt tại Singapore. Cùng với nghi vấn làm sao công ty Trung Quốc có thể mua được chip NVIDIA, các nhà phân tích cũng bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể đang đi trước Mỹ ở lĩnh vực AI, khi công ty đứng sau DeepSeek có thể vận hành một mô hình trí tuệ nhân tạo thông minh với chi phí thấp hơn rất nhiều so với những gì mà OpenAI và Google bỏ ra cho ChatGPT, Gemini.Hiện Nhà Trắng và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra khả năng công ty Trung Quốc sử dụng bên trung gian tại Đông Nam Á để né lệnh cấm xuất khẩu chip AI cao cấp của NVIDIA vào thị trường Trung Quốc. Phía công ty của tỉ phú Jensen Huang cũng khẳng định các đối tác của họ phải tuân thủ đúng pháp luật hiện hành. "Chúng tôi luôn yêu cầu đối tác tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Nếu có thông tin về hành vi trái luật, công ty sẽ đưa ra hành động phù hợp", đại diện hãng nhấn mạnh. Trước đó, NVIDIA nói không tin DeepSeek vi phạm lệnh trừng phạt.Ông Howard Lutnick, ứng viên được Tổng thống Donald Trump chọn vào vị trí Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho rằng việc DeepSeek cạnh tranh với công ty AI của Mỹ không có gì sai, nhưng cần phải chấm dứt việc sử dụng "công cụ của Mỹ", ví dụ chip NVIDIA để đối đầu với nước Mỹ.Một số dữ liệu thương mại cho thấy Singapore có thể liên quan đến giao dịch của DeepSeek trong vấn đề mua bán chip NVIDIA. Cụ thể, doanh thu của công ty Mỹ tại thị trường Singapore đã tăng từ 9% lên 22% trong 2 năm qua. DeepSeek từng xác nhận họ sử dụng 2.048 GPU H800 của NVIDIA để đào tạo mô hình V3 nên nhiều khả năng R1 - phiên bản mạnh hơn - yêu cầu máy chủ sử dụng GPU NVIDIA cao cấp để chạy, trong khi sản phẩm này bị cấm xuất khẩu tới Trung Quốc.Rẻ hơn và thông minh, DeepSeek cũng còn nhiều vấn đề với mức độ tin cậy. Trong bài kiểm tra độc lập với 11 nền tảng AI cho thấy DeepSeek đứng thứ 10 về độ chính xác, với tỷ lệ trả lời đúng khoảng 17%. Trong số các câu trả lời, có hơn 30% thông tin là sai lệch và 53% trường hợp câu trả lời mang tính mơ hồ hoặc không hữu ích khi đề cập đến các vấn đề thời sự.Cha mẹ tặng cho nhà để thờ cúng, đem bán được không?
Ngày 7.2, UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin, Ban Thường vụ tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất chủ trương tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 trong tháng 1.2026 qui mô cấp tỉnh nhằm góp phần quảng bá hình ảnh, tôn vinh nghề trồng hoa kiểng của địa phương. Đồng thời cũng là dịp để tỉnh thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Theo kế hoạch, thời gian dự kiến tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 diễn ra từ ngày 16.1 đến 25.1.2026 tại TP.Sa Đéc với nhiều hoạt động hấp dẫn như: hội thảo, hội nghị kết nối giao thương ngành hàng hoa kiểng; nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm hoa kiểng; phiên chợ hoa kiểng; không gian sắc hoa Sa Đéc; hội thi và triển lãm kiểng cổ, bon sai quốc tế; không gian chợ hoa Sa Đéc xưa; đại cảnh hoa trên mặt nước sông Tiền…Ngoài ra, Đồng Tháp cũng sẽ tổ chức tuyến đường chiếu sáng nghệ thuật; thi cổng hoa, đường hoa, vườn hoa công sở đẹp; thi tạo hình nghệ thuật từ hoa; tour du lịch trải nghiệm "làng hoa Sa Đéc"; tổ chức đêm nhạc chủ đề về hoa Sa Đéc; tổ chức không gian đờn ca tài tử và hò Đồng Tháp; cùng nhiều hoạt động văn hóa thể thao, trò chơi dân gian hấp dẫn. Để Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 được chỉnh chu, hấp dẫn, tạo ấn tượng đẹp cho du khách, tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu TP.Sa Đéc tập trung đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành tuyến đường N7 để thành tuyến đường hoa mới vào trung tâm làng hoa Sa Đéc; đầu tư chỉnh trang lại Công viên Sa Đéc; chỉnh trang các khu vực cửa ngõ, các tuyến đường nội ô; vận động các điểm du lịch, các hộ dân tham gia trồng hoa kiểng trang trí trước nhà, ban công và trong sân vườn, sắp xếp lại các giàn hoa, chậu hoa trong khu làng hoa để tạo điểm nhấn và mỹ quan…TP.Sa Đéc có diện tích trồng hoa, kiểng khoảng 978 ha là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Đồng Tháp, mỗi năm đón gần một triệu lượt du khách đến tham quan. Hiện nay, hoa kiểng Sa Đéc không chỉ bán khắp cả nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năm 2024, giá trị sản xuất hoa kiểng của TP.Sa Đéc ước khoảng 3.300 tỉ đồng. Chủ trương của TP.Sa Đéc sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn nên hàng năm địa phương đều tổ chức lễ hội hoa vào dịp cuối năm...
Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh - Đồng hành sức khỏe mọi nhà
Trưa 17.1, một lãnh đạo H.Phú Tân (Cà Mau) xác nhận, trên địa bàn huyện này vừa xảy ra vụ chồng chém vợ rồi tự tử. Vụ án mạng làm 1 người tử vong, 1 người bị thương nặng. Cơ quan công an đang điều tra, làm rõ.Thông tin ban đầu, ông N.T.E dùng dao chém vợ mình là bà N.T.X (cùng 37 tuổi, ngụ ấp So Đũa, xã Việt Thắng, H.Phú Tân). Sau khi gây án, ông E. dùng dao tự tử và tử vong tại chỗ. Bà X. bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Ông E. và bà X. đang làm thủ tục ly hôn. Sáng 17.1, TAND H.Phú Tân mời 2 người đến trụ sở để trao quyết định đưa vụ ly hôn ra xét xử. Sau khi hai người nhận quyết định, trên đường về thì xảy ra án mạng.Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đang phối hợp công an địa phương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ chồng chém vợ nêu trên.
Năm nay đã là mùa xuân thứ 10 Đại tướng Võ Nguyên Giáp về yên nghỉ vĩnh hằng trên đất mẹ Quảng Bình. Công tác quản lý, bảo vệ mộ đã được lực lượng bộ đội biên phòng bàn giao cho gia đình Đại tướng thực hiện.
Hàn Quốc chính thức tăng chỉ tiêu tuyển dụng lao động Việt Nam trong năm 2024
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.